HỢP PHÁP
Không giống như thị trường tiền mã hóa hay thị trường ngoại hối không được Nhà nước Việt Nam công nhận, đầu tư giao dịch Hàng hóa được bảo vệ và quản lý chặt chẽ bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV, được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động theo Nghị định 51/2018/NĐ-CP.
THỊ TRƯỜNG BỀN VỮNG
Thị trường giao dịch Hàng hóa ra đời từ hàng nghìn năm trước, thậm chí còn lâu đời hơn rất nhiều so với thị trường Chứng khoán hay Trái phiếu. Đặc biệt, sản phẩm của thị trường giao dịch Hàng hóa cũng chính là những sản phẩm thiết yếu được sử dụng để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày vì vậy gần như không thể xảy ra hiện tượng “bay hơi” khỏi thị trường.
THANH KHOẢN CAO
Thị trường Hàng hóa được giao dịch giữa các Sàn và các Sở Hàng hoá trên khắp thế giới cho nên số lượng hợp đồng giao dịch mỗi ngày có thể lên tới hàng trăm nghìn hay thậm chí hàng triệu cho mỗi mã giao dịch. Do đó, tính thanh khoản của thị trường này rất lớn.
Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV, trung bình mỗi ngày, dầu thô có khoảng 1,2 triệu hợp đồng, Ngô hơn 350.000 hợp đồng, đậu tương 200.000 hợp đồng.
MINH BẠCH
Các sản phẩm của thị trường giao dịch Hàng hóa là hàng thiết yếu như lúa mì, ngô, cao su, dầu thô, vàng, bạc…. và hoạt động theo nguyên tắc cung cầu trên phạm vi toàn cầu. Việc thao túng giá hàng hóa bởi một cá nhân hay tổ chức là điều cực kỳ khó khăn. Các thông tin về hàng hóa luôn được cập nhật đa chiều trên mọi phương tiện truyền thông chính thống giúp Nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt và và có cái nhìn tổng quát về thị trường.
THỜI GIAN GIAO DỊCH LINH HOẠT
Với ưu điểm là do thị trường thực hiện giao dịch trên phạm vi quốc tế, hoạt động xuyên suốt 24h nên nhà đầu tư khi tham gia giao dịch hàng hoá vẫn có thể giữ nguyên công việc kinh doanh của mình mà không bị gián đoạn khi tham gia thị trường như thị trường chứng khoán. Với 4 nhóm mặt hàng, hoạt động liên tục trong 24 giờ nhà đầu tư có thể tối đa hoá khoảng thời gian giao dịch của mình cũng như năng gia tăng cơ hội đầu tư, tái vòng vốn đầu tư nhanh chóng
PHÒNG VỆ GIÁ
Những Nhà sản xuất có thể tự bảo vệ doanh nghiệp của mình khỏi những biến động giá cả hàng hóa bằng cách mua hợp đồng tương lai cho loại hàng hóa đầu vào, với mức giá ở thời điểm hiện tại và giao nhận trong tương lai. Nhà sản xuất sẽ giảm thiểu được những khoản lỗ có thể xảy ra khi thị trường tăng giá và không tốn chi phí cho việc tích trữ hàng hóa thật.
TỨC THỜI
Với Thị trường Hàng hóa, mỗi một lệnh Mua/Bán sẽ được thực hiện lập tức ngay khi mức giá đặt lệnh khớp với mức giá thị trường. Việc mua bán với thời gian T+0 này giúp Nhà đầu tư chủ động trong việc quản lý dòng tiền và xoay vòng vốn nhanh chóng.
LỢI NHUẬN HẤP DẪN – RỦI RO ĐƯỢC KIỂM SOÁT
Mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có những bước giá tăng/giảm tối thiểu khác nhau. Lợi nhuận của Nhà đầu tư phụ thuộc vào giá trị của mỗi bước giá nhân với mức chênh lệch bước giá, do đó, biên độ dao động của Thị trường Hàng hóa là vô cùng lớn.
Ví dụ: Khách hàng giao dịch hợp đồng Lúa mì Kỳ hạn Tháng 7/2021 mã ZWAN21 trên Sàn CBOT với giá mua là 505.
Bước giá mỗi lần tăng/giảm của Lúa mì là 0.25 và lãi/lỗ trên 1 bước giá là $12.5.
LỢI NHUẬN HẤP DẪN | RỦI RO ĐƯỢC KIỂM SOÁT |
Thị trường tăng trưởng, đạt mức giá kỳ vọng là 572
Chênh lệch giá: 572 – 505 = 67 bước giá Chênh lệch bước giá: 67 : 0.25 = 268 Lợi nhuận: 268 x $12.5 = $3350 |
Thị trường đi xuống, đặt mức giá dừng lỗ ở 495
Chênh lệch giá: 505 – 495 = 10 bước giá Chênh lệch bước giá: 10 : 0.25 = 40 Rủi ro: 40 x $12.5 = $500 Nếu thị trường chưa chạm điểm dừng lỗ và có xu hướng đi lên thì lệnh của Nhà đầu tư vẫn được giữ. |