Các nhà đầu tư đang dần quen thuộc với thuật ngữ FOMO trong đầu tư chứng khoán. Thế nhưng không phải ai cũng tường tận về FOMO và những vấn đề xung quanh nó. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Remitano tìm hiểu thêm về hội chứng tâm lý FOMO trong chứng khoán là gì? qua bài viết đặc biệt này nhé!
FOMO là gì?
FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear of missing out. Đây là hiệu ứng tâm lý của những người sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu của đám đông.
Trong thị trường chứng khoán, khi bạn theo dõi một phiếu nào đó, giá cổ phiếu liên tục tăng giá, các nhà đầu tư khác bàn luận rất nhiều về cổ phiếu này khiến bạn này sinh tâm lý muốn đưa cổ phiếu này về danh mục của mình dù giá cổ phiếu đó tăng rất cao. Nguyên nhân là do bạn sợ mình trở thành “người tối cổ”, “lạc hậu”, “đứng ngoài cuộc chơi” khi thị trường chứng khoán uptrend từng ngày.
Ví dụ: Thời gian vừa qua mã cổ phiếu HPG là cổ phiếu được đông đảo nhà đầu tư quan tâm bàn luận vì giá tăng liên tục. Nhiều nhà đầu tư xuất hiện tâm lý lo sợ nếu không đầu tư cổ phiếu HPG thì sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận lớn. Có nhà đầu tư sẵn sàng mua ở giá đỉnh và ngay sau đó giá cổ phiếu HPG giảm giá sâu khiến nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo gây thua lỗ lớn.
FOMO Trong Chứng Khoán Là Gì?
Trong chứng khoán, FOMO là cảm giác khi một cổ phiếu nào đó đang trên đà tăng giá mạnh mẽ trong thời gian ngắn, khi đó bạn nghĩ đến việc các nhà đầu tư khác đang có một “khoản lời” lớn và điều này thúc đẩy bạn mua cổ phiếu đó ngay lập tức để kiếm lời, hành động này được gọi là FOMO.
Bởi tính cạnh tranh khốc liệt, thị trường chứng khoán luôn khiến cho nhà đầu tư cảm thấy thua kém những người xung quanh. Càng so sánh bản thân với người khác, họ càng lo sợ rằng họ đang đứng ngoài cuộc chơi và trở thành người “tối cổ”.
Từ đó, họ lao vào đầu tư một cách điên cuồng theo số đông, tuy nhiên kết quả nhận được chỉ là sự thua lỗ và thất bại. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì khi cảm xúc chi phối toàn bộ hành động, họ chẳng còn đủ tỉnh táo để ứng biến trước những thay đổi đột ngột của thị trường.
Hậu quả khôn lường khi nhà đầu tư mắc phải bẫy FOMO
Chẳng hạn, một mã cổ phiếu mang tên XYZ đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Nhiều người bắt đầu lo lắng nếu không đầu tư thì có thể bỏ lỡ cơ hội sinh lời khổng lồ. Một vài người trong số họ lập tức mua cổ phiếu này dù giá đã trên vùng đỉnh. Thế nhưng, giá cổ phiếu XYZ ngay sau đó giảm sâu, không có người mua, còn các nhà đầu tư thì hoảng loạn bán tháo và gây thua lỗ lớn.
Isaac Newton cũng không tránh khỏi FOMO, đến nỗi ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người.”
Truyện kể rằng vào năm 1720, Newton sở hữu cổ phần của công ty South Sea Company, một trong những cái tên “hot” nhất tại Anh khi đó được cấp phép độc quyền buôn bán tại khu vực Nam Mỹ.
Một thời gian sau khi đầu tư, cổ phiếu South Sea đã tăng rất mạnh, Newton lập tức thực hiện hóa lợi nhuận và thu về khoản lợi nhuận gấp đôi, tương đương 7.000 bảng Anh.
Tuy vậy, chỉ vài tháng sau khi Newton chốt lời, cổ phiếu South Sea vẫn tiếp tục tăng khiến nhà bác học không thể kiềm chế thêm được nữa và mau chóng cuốn vào đám đông, mua lại cổ phiếu này với mức giá cao hơn nhiều thời điểm chốt lãi.
Không may mắn cho Newton bởi ngay sau khi ông tái gia nhập thị trường thì cổ phiếu South Sea Bubble lập tức lao dốc giảm mạnh.
Kết quả, ông mất cả vốn lẫn lãi với số tiền khoảng 20.000 bảng Anh, một con số rất lớn vào thời điểm đó. Và kể từ ngày đó ông cấm bất kỳ ai nói từ “South Sea Bubble” trước mặt mình.
Tại sao nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi FOMO
- Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và làm theo số đông
- Tâm lý sợ bỏ lỡ
- Quá kỳ vọng vào thị trường
- Quá tự tin hoặc tự ti và thiếu kiên nhẫn về bản thân
- Mong muốn có những chiến thắng lớn
- Nhiều lần gặp thất bại khiến nhà đầu tư càng khao khát có chiến thắng
Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư dễ bị chi phối bởi FOMO
Tâm lý sợ bỏ qua cơ hội
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trạng thái FOMO trong đầu tư chứng khoán. Sự ám ảnh về thành công sẽ khiến cho các nhà đầu tư mất kiểm soát, những quyết định và hành động của họ cũng vì vậy mà chệch đi so với đường hướng ban đầu.
Mặc dù mã cổ phiếu đang nắm giữ tăng giá mạnh, nhưng nhà đầu tư lại tiếp tục mua vào thật nhiều vì không muốn lỡ mất đợt tăng giá sau đó. Ngay cả khi lãi đạt mức kỳ vọng lúc đầu, họ vẫn không hề có ý định bán ra. Hậu quả là họ không kịp ứng phó khi cổ phiếu xuống đột ngột và đánh mất tất cả chỉ trong tích tắc.
Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và bị cuốn theo số đông
Phần lớn những newbie tham gia vào thị trường chứng khoán đều không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tất cả những gì họ làm chỉ là cố gắng học hỏi từ người đi trước, lên sàn giao dịch thật nhiều để quen dần với môi trường này.
Nhưng hãy nhớ rằng, biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng. Cạm bẫy FOMO luôn luôn hiện hữu, vì thế chỉ có sự am hiểu tường tận về thị trường mới bảo vệ nhà đầu tư khỏi nguy cơ tiềm ẩn từ FOMO.
Đặt kỳ vọng quá cao vào thị trường
Kỳ vọng vào thị trường một cách thái quá là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên FOMO. Đối với mã cổ phiếu đang tăng, nhà đầu tư thường nghĩ rằng nó sẽ còn tăng trong thời gian dài, mua thì chắc chắn không thể lỗ mà không mua thì lại cực kỳ uổng phí.
Dĩ nhiên, thị trường chứng khoán chưa bao giờ dễ dàng thao túng như vậy. Bởi thế, ý nghĩ chủ quan như trên chẳng thể mang đến một kết quả như ý, mà chỉ biến nhà đầu tư thành con mồi cho thị trường xâu xé mà thôi.
Quá tự tin hoặc tự ti
Quá tự tin tạo nên tính chủ quan và vì thế nhà đầu tư có thể bỏ qua những biến động quan trọng trên sàn giao dịch. Nhiều người muốn chứng tỏ bản thân, khẳng định rằng mình chẳng kém cạnh ai nhưng cuối cùng phải ngậm ngùi chịu cái kết đắng.
Mặt khác, nhà đầu tư cũng không nên quá tự ti. Người tự ti về bản thân chính là đối tượng dễ bị FOMO kiểm soát nhất, khi mà họ không có đủ bản lĩnh cũng như ý chí kiên cường để tiếp nối kế hoạch đã lập ra trước đó.
Mong muốn chiến thắng
Nhà đầu tư có thể đạt được những thành quả nhất định, song điều đó chẳng có ý nghĩa gì nếu họ luôn khao khát thắng “đậm”. Để rồi, khi gặp thất bại, họ có thể bị sụp đổ và điên cuồng tìm cách bù đắp lại số tiền đã mất.
Cách vượt qua “cạm bẫy” FOMO trong đầu tư
Tích lũy vốn hiểu biết về thị trường chứng khoá
Ngay cả những Trader lâu năm cũng chưa chắc nắm bắt được toàn bộ thị trường. Nhưng phân tích kỹ thuật và cập nhật tin tức thị trường sẽ phần nào giúp các nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá cả. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán cổ phiếu, so sánh tương quan với các doanh nghiệp khác trong ngành về lợi thế cạnh tranh và bất lợi.
Tỉnh táo và kiên định
Tiếp nhận thông tin là yêu cầu bắt buộc đối với những ai muốn tham gia thị trường. Tuy vậy, mỗi người cần phải chọn lọc nguồn thông tin chính thống hoặc những nhận định, dự đoán có căn cứ vững chắc. Giữ cho mình sự tỉnh táo trước những luồng thông tin điều hướng dư luận là điều vô cùng cần thiết để hiểu đúng tình hình, tránh bị FOMO.
Ngoài ra, nhà đầu tư nên kiện định với kế hoạch đầu tư mà bản thân đã xây dựng. Thay đổi là điều có thể sẽ xảy ra, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Xác định đúng thời điểm cắt lỗ
Nhà đầu tư hãy cứ mạnh dạn xuống lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu có dấu hiệu chạm đáy và đu đỉnh. Việc này có thể giúp bảo toàn một phần vốn, từ đói nhà đầu tư mới có thể tái đầu tư khi thị trường có những tín hiệu tích cực hơn.
Tích lũy kiến thức về thị trường chứng khoán
Nhà đầu tư cần phải tìm hiểu các kiến thức về thị trường, việc nắm vững kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư làm chủ các quyết định mua hoặc bán.
Hiểu rõ về doanh nghiệp
Đây là chiến lược của các nhà đầu tư thành công trên thế giới như Warren Buffett, Filip Fisher hay Peter Lynch,…
Với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, ban lãnh đạo có tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, cơ cấu tài chính hợp lý, tất yếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng trưởng đều qua các năm. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao, xét mặt dài hạn nhà đầu tư vẫn có lãi.
Xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng
Phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hướng bởi hiệu ứng FOMO đưa ra quyết định mua và bán hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Họ ra quyết định mua nếu thấy giá cổ phiếu tăng 1 ít. Mua mạnh hơn khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Lo lắng khi giá cổ phiếu giảm. Và hoảng loạn bán tháo khi giá cổ phiếu giảm sâu.
Nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư và tuân thủ các nguyên tắc đề ra, chẳng hạn như:
Đầu tư giá trị: Chọn cổ phiếu có doanh thu, lợi nhuận, cổ tức đều đặn, tăng trưởng tốt. Mua cổ phiếu khi giá giảm, kiên nhẫn nắm giữ và đợi tăng giá.
Đầu tư tăng trưởng: chọn cổ phiếu có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều hàng năm, hàng quý và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Mua cổ phiếu khi giá đang tăng và bán theo đà tăng trưởng, thường là mua ở bất cứ giá nào và bán ở giá cao hơn.
Xác định đúng thời gian cắt lỗ
Hãy mạnh dạn đặt lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu đi theo xu hướng tiêu cực. Việc cắt lỗ sớm có thể giúp nhà đầu tư bảo toàn một phần vốn, sau đó tìm kiếm được các cơ hội mới tích cực hơn.
Trên thực tế, thị trường chứng khoán vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư, vì vậy kể cả khi lựa chọn chiến lược đầu tư giá trị hay đầu tư tăng trưởng, nhà đầu tư vẫn phải có quy tắc cắt lỗ khi cần thiết để bảo toàn vốn.
Học cách kiềm chế cảm xúc
Warren Buffett từng nói: “Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Vì thế, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, hãy dành thêm thời gian để xem xét liệu quyết định đó có bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc hay không.
5 Khẩu Quyết Của Chuyên Gia Khi Tham Gia Vào Chứng Khoán
- Luôn kiên định với chiến lược đã vạch ra: nếu đã xác định được điểm vào, hãy kiên nhẫn đợi giá về đúng điểm đó mới vào lệnh, không cố mua khi giá đi ngoài dự định của bạn.
- Hiểu rằng thị trường có rất nhiều cơ hội: thị trường có rất nhiều cơ hội để kiếm được tiền, nếu thấy cổ phiếu đã bị FOMO và lên giá quá cao, tốt nhất là nên đứng ngoài cuộc.
- Cắt lỗ đúng lúc: nếu bạn FOMO và bị đu đỉnh, hay đừng ngần ngại mà cắt lỗ, việc cắt lỗ giúp bạn giữ lại vốn và tìm kiếm các cơ hội khác.
- Lợi nhuận không dành cho tất cả mọi người: lợi nhuận của người này tức là khoản thua lỗ của người khác. Khi bạn nhảy vào một cổ phiếu bị FOMO thì đã có một người khác chốt lời thành công.
- Tiền từ tay người thiếu kiên nhẫn vào tay người kiên nhẫn: tâm niệm điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tác động của FOMO.
Đầu tư chứng khoán chưa bao giờ là đơn giản. Thị trường chứng khoán ngày càng cạnh tranh, trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Trên con đường dẫn tới thành công khi đầu tư chứng khoán, hiệu ứng tâm lý Fear of missing out là một hòn đá tảng cản trở bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn vượt qua hiệu ứng FOMO trong chứng khoán để đầu tư thành công nhé.