Bạn có tin vào việc quản lý tài chính cá nhân đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng bằng cách sử dụng quy tắc 50 20 30 không? Đây là quy tắc được đề cập trong cuốn sách “All your value: The Ultimate life Money Plan” được xuất bản vào năm 2005. Quy tắc này đã được rất nhiều người thành công áp dụng và nhận được nhiều lời khen ấn tượng. Bài viết này sẽ tiết lộ bí mật của quy tắc 50 20 30 để quản lý hiệu quả tài chính cá nhân của bạn, hãy cùng tham khảo nhé!
Quy tắc 50 20 30 được hiểu thế nào?
Quy tắc 50 20 30 là một cách tiếp cận thông minh và đơn giản để quản lý tài chính cá nhân mà ai cũng có thể áp dụng. Điểm chính của nguyên tắc này là khuyến khích bạn chia tổng thu nhập hàng tháng của mình thành 3 nhóm ngân sách chính. Điều này giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng hơn, lập kế hoạch quản lý hay sử dụng dòng tiền một cách hợp lý, hiệu quả và không lãng phí.
Cách thức vận hành quy tắc 50 20 30
Phương pháp này nhìn chung sẽ được chia ra thành 3 nhóm chính và nó được xác định theo nguyên tắc tương ứng là 50%, 20% và 30%. Đây chính là những nhóm tài chính cá nhân nổi bật nhất mà bất kỳ ai cũng có nhu cầu sử dụng trong cuộc sống.
50% dành cho các khoản nhu cầu thiết yếu
Đây là khoản chứa dòng tiền được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống con người. Về cơ bản, nhu cầu cơ bản của mọi người đều giống nhau, hình thành nên các vấn đề như lương thực, nhà ở, phương tiện đi lại, điện, nước. Đây là những điều phổ biến, cần thiết và tuyệt đối không thể cắt giảm.
Với nhóm dòng tiền này, chúng ta sẽ chi tiêu 50% tổng thu nhập cá nhân. Tức là bạn sẽ dành một nửa thu nhập hiện tại cho những chi phí cần thiết nhất.
Trong nhóm tiền này, mọi người không được phép chi tiêu cho những chi phí sinh hoạt không thiết yếu. Nếu hơn 50% số tiền hàng tháng của bạn được chi cho những nhu cầu cơ bản, bạn nên xem xét lại hoạt động chi tiêu của mình và giảm bớt những rắc rối không đáng có.
20% dành cho khoản tiền tiết kiệm và đầu tư
Theo quy tắc 50 20 30, sau khi chi tiêu 50% thu nhập của một người cho các nhu cầu cơ bản, 20% tiếp theo sẽ dành cho tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Tiết kiệm luôn là ưu tiên hàng đầu trong tài chính cá nhân. Tiết kiệm tiền sẽ là một thói quen tốt giúp bạn duy trì sự tự do tài chính trong tương lai và bảo vệ bản thân hoặc gia đình khỏi những rủi ro bất ngờ.
Ngoài việc tiết kiệm, việc đầu tư cũng rất quan trọng. Đây sẽ là tiền của bạn cho các phương pháp kiếm tiền thụ động. Ví dụ, nếu bạn cần đầu tư vào thị trường chứng khoán, nếu bạn không có quỹ đầu tư chuyên dụng, bạn sẽ phải trích từ các quỹ khác, khiến cho việc quản lý dòng tiền của bạn mất cân đối.
30% dành cho sở thích cá nhân
Con người không phải là những cỗ máy chỉ được sử dụng làm việc, họ cần thư giãn cả về thể xác lẫn tinh thần. Khoản tiền này sẽ phục vụ cho việc chiều chuộng những sở thích cá nhân, như một phần quà của riêng bạn sau những cố gắng không ngừng của bản thân để kiếm tiền trong suốt một khoảng thời gian dài.
Ví dụ như bạn có thể dùng khoản tiền này để mua sắm, du lịch, vui chơi, nghỉ dưỡng. Việc bạn tiến hành thực hiện những hoạt động này sẽ giúp bản thân được thư giãn hơn, lấy lại sức sống khi làm việc và hơn hết bạn sẽ không dễ dàng bị lôi kéo vào những năng lượng tiêu cực trong công việc, cuộc sống.
Bên cạnh việc vui chơi, giải trí thì bạn cũng có thể sử dụng một phần tiền chi tiêu này dành cho hạng mục phát triển bản thân. Phát triển bản thân ở đây chính là việc bạn có thể bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức, kỹ năng làm việc. Những điều này sẽ có ở những khóa học, những cuốn sách bổ ích. Đây là khoản chi tiêu cho bản thân không bao giờ lỗ vốn mà bạn có thể thực hiện được.
Đánh giá quy tắc 50 20 30
Bất kỳ một quy tắc quản lý tài chính nào đều sẽ có trong nó những ưu điểm và nhược điểm riêng. Suy cho cùng, không hề có biện pháp quản lý tài chính nào hoàn hảo tuyệt đối mà không có lỗ hổng cả.
Ưu điểm
Quy tắc 50 20 30 là một cách tiếp cận quản lý tài chính dễ nhớ, dễ hiểu và dễ áp dụng vào cuộc sống. Quy tắc này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng có mức thu nhập khác nhau. Hỗ trợ quản lý dòng tiền hiệu quả với độ chính xác cao. Nguồn vốn ngân sách có quy mô nhỏ, chi tiêu quản lý linh hoạt
Nhược điểm
Bạn có thể sẽ dễ dàng bị kẹt giữa nhu cầu thiết yếu và sở thích. Đặc biệt là khi chi tiêu nhiều hơn mức bình thường cho những sở thích cá nhân, bạn rất dễ bị mất cân đối trong việc quản lý dòng tiền. Mọi người đều được yêu cầu phải có tinh thần tự giác cao.
Lưu ý khi áp dụng quy tắc 50 20 30
Tuyệt đối không “chi tiêu trước – tiết kiệm sau”
Một điều mà bạn cần lưu ý trong bất kỳ phương pháp quản lý tài chính nào đó chính là hạn chế tuyệt đối tư tưởng chi tiêu trước rồi tiết kiệm sau. Điều này sẽ ảnh hưởng trực diện đến tổng tất cả các nguồn thu nhập mỗi tháng của bạn.
Việc chi tiêu trước, tiết kiệm sau sẽ khiến bạn có thể nhanh chóng mất đi sự cân đối trong quá trình quản lý tài chính hiện có và đồng thời nó có thể phát sinh thêm những khoản chi phí không đáng có trong quá trình mà bạn chi tiêu.
Khi áp dụng phương pháp này, tốt nhất là chính bản thân bạn hãy chủ động phân chia các hạng mục chi tiêu sao cho phù hợp với lối sống cá nhân. Chỉ khi bạn chi tiêu tài chính đúng, đủ, phù hợp thì khi đó bạn mới có thể dễ dàng để dành được tiền tiết kiệm cũng như dành dụm được tiền đầu tư và hạn chế mọi tác động xấu có thể sinh ra các khoản nợ không mong muốn.
Tự kỷ luật bản thân
Có thể nói chi tiêu phù hợp là mấu chốt dẫn đến thành công trong tương lai dài hạn của mỗi cá nhân. Muốn quản lý chi tiêu thì bạn tốt nhất cần tạo nên tính tự lập cho bản thân mình. Không ai có thể làm chủ chi tiêu của bạn như chính bạn tự thực hiện được điều đó.
Nghiêm khắc với bản thân và tuân thủ theo các quy tắc quản lý tài chính, hạn chế tối đa các khoản chi tiêu không đáng có. Sau đó, xem lại bản kế hoạch chi tiêu liên tục để nhắc nhở bản thân có đang đi theo đúng mục tiêu mình đề ra hay không.
Nếu bạn có thói quen xấu và thường xuyên lãng phí tiền bạc hay không thể làm chủ bản thân mình trước những ham muốn không đáng có. Thì trước khi thực hiện bất kỳ quy tắc tài chính nào hãy set up lại tư tưởng chi tiêu của bạn.
Loại bỏ hoàn toàn các suy nghĩ mua sắm không theo kế hoạch khi bạn nhận được các khoản tiền lương vào cuối tháng, tự giác chia nhỏ dòng tiền lương sao cho phù hợp. Tiết kiệm liên tục và như một thói quen hằng tháng mới có thể giúp bạn thiết lập tài chính trong tương lai dài hạn tốt hơn.
Hiểu được ngân sách thực tế của bản thân
Quản lý tiền bạc luôn yêu cầu tính thực tế cao, có rất nhiều người nắm rõ được các áp dụng các quy tắc quản lý tài chính nhưng lại không thành công trong quá trình này.
Lý do là họ đã hiểu sai các khoản thu chi và thực hiện chúng một cách không thực tế. Bạn nên định dạng xác với thực tế số tiền tổng thu nhập hàng tháng mà bạn hiện đang có và tiến hành ghi nhận những khoản chi tiêu một cách chi tiết, thực tế nhất.
Cụ thể, chẳng hạn mức lương hằng tháng bạn nhận được là 10 triệu, sau khi bạn tiến hành trừ thuế và bảo hiểm thì mức thực lãnh của bạn chỉ còn lại có 9 triệu thì khi đó, bạn nên tính toán các khoản thu một cách rõ ràng. Hay bạn lên mục tiêu liên quan đến chi phí đi lại 1 tháng hết 500 ngàn đồng, tuy nhiên giá xăng dầu có xu hướng tăng khiến chi phí đi lại lên đến 600 ngàn đồng/1 tháng.
Những dữ liệu này bạn nên ghi chép lại một cách cụ thể, đừng áp dụng quy tắc 50 20 30 một cách thiếu thực tế mà dựa trên những con số cụ thể. Từ đó, bạn mới có thể lên cụ thể các hạng mục chi tiêu và có thể thiết lập được hạng mục lãng phí nhằm tiết kiệm tối đa cho ngân sách của mình.
Khi tính toán sai lệch những con số thu và chi sẽ dễ dàng khiến bản thân chán nản với việc quản lý nguồn thu nhập của mình do không đúng như định hướng ban đầu đề ra.
Điều này dẫn đến thực tế rằng bạn dần dần không tôn trọng tính nguyên tắc, kỷ luật trong khi áp dụng quy tắc. Vì vậy, để áp dụng quy tắc 50 20 30 một cách chính xác nhất thì bạn cần xác định dựa trên nguồn dữ liệu thực tế hiện có.
Ví dụ về quy tắc 50 20 30
Quy tắc 50 20 30 có thể giúp chúng ta những bài học và mang đến nhiều điều tích cực hơn trong cuộc sống. Vậy bạn nên tuân thủ quy tắc 50 20 30 như thế nào vào thực tế thì cùng hãy tham khảo các ví dụ sau đây nhé.
Với mức lương 10 triệu, bạn áp dụng nguyên tắc như sau: 50% bạn chi cho ăn uống hằng ngày: Tức là 5 triệu phục vụ cho mục đích ăn uống, tiền nhà, tiền xe cộ, các khoản phụ phí. 20% còn lại (2 triệu): Bạn dùng để tiết kiệm 1 triệu trong ngân hàng, đầu tư 1 triệu vào chứng khoán. 30%: Bạn dành để đi du lịch, nuông chiều bản thân, đầu tư vào sách vở hoặc các khóa học để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm.
Lưu ý rằng, trong quá trình thiết lập này, bạn cũng có thể áp dụng một số cách thức để tiết kiệm các khoản phí này lại như hạn chế đi ăn ngoài, hạn chế mua sắm quá đà hoặc hạn chế đi du lịch để phần tiết kiệm và đầu tư được nới rộng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số nguyên tắc để cắt giảm lượng chi tiêu hằng ngày ở một mức tối ưu nhất. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện được danh mục mình cần đầu tư cũng như tối ưu hóa được những hạng mục có liên quan.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được quy tắc 50 30 20 là gì cũng như đánh giá ưu nhược điểm của nguyên tắc. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp bạn kiểm soát cũng như chi tiêu một cách khoa học và hợp lý hơn.