Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Nhanh Hiệu Quả Phân Tích Chính Xác

Để biết được một doanh nghiệp hoạt động có tốt hay không trong một năm vừa qua, bạn có thể xem báo cáo tài chính của công ty đó.  Tuy nhiên, một bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung quan trọng. Vì vậy, không phải ai cũng nắm vững cách đọc báo cáo tài chính. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết thêm về báo cáo tài chính nhé!

Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

Báo cáo tài chính là tất cả các báo cáo được tổng hợp đầy đủ về tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.

Dựa vào báo cáo tài chính, ta có thể thấy được khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những hướng đi tốt nhất để giúp doanh nghiệp phát triển hơn và có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số trong tương lai.

Báo cáo tài chính là gì - Dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp

Do đó, báo cáo tài chính không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn với cơ quan nhà nước cũng như các đối tác.

Gồm có 2 loại báo cáo tài chính là:

  • Báo cáo tài chính tổng hợp (BCTC tổng hợp)
  • Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC hợp nhất).

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều văn bản hợp thành. Thông thường những báo cáo này sẽ được các doanh nghiệp công bố định kỳ vào mỗi cuối năm hoặc mỗi quý. Một combo báo cáo đầy đủ sẽ bao gồm:

  • Báo cáo của Ban giám đốc công ty;
  • Báo cáo đánh giá của công ty kiểm toán;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  • Bảng cân đối kế toán;
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

Hướng Dẫn Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Chi Tiết Nhất

Kiểm tra độ tin cậy bằng cách đọc đánh giá của Kiểm tra viên

Một trong những văn bản quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là bản báo cáo đánh giá của công ty kiểm toán độc lập.

Nâng cao độ tin cậy và chất lượng của bản cáo bạch

Đây là một đơn vị nghiệp vụ chuyên thẩm định các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, công ty kiểm toán là nơi có những kiểm tra viên chuyên nghiệp, có chứng chỉ hành nghề. Họ sẽ là người đưa ra những đánh giá về tính trung thực của báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp.

Nội dung đánh giá của kiểm toán viên sẽ được thông qua với 4 mức độ: chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, không chấp nhận và từ chối. Trong đó, mức độ không chấp nhận hoặc từ chối báo cáo tài chính của kiểm toán viên sẽ thể hiện rằng doanh nghiệp đó đã không trung thực. Đi kèm theo đánh giá đó sẽ có những lý do, nhận xét để giải thích vì sao họ lại đưa ra đánh giá như vậy.

Y-kien-cua-kiem-toan-vien

Với các mức độ này, bạn có thể đánh giá được độ chính xác của các nội dung khác trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà bạn đang quan tâm. Trong kinh doanh, chữ tín luôn là thứ cần được đặt lên hàng đầu, nếu doanh nghiệp không trung thực, bạn cũng không nên đầu tư vào doanh nghiệp này bằng việc mua cổ phiếu do họ phát hành.

Bản báo cáo này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng lại rất nhiều nhà đầu tư mới bỏ sót với suy nghĩ là nó không cần thiết. Đó cũng là một trong những lý do làm cho nhiều bạn trẻ đã thất bại liên tiếp tại sàn giao dịch chứng khoán khi chỉ mới bắt đầu. Đây là văn bản đầu tiên cần phải đọc và hiểu trong các bước hướng dẫn đọc báo cáo tài chính đối với người đầu tư chứng khoán.

Hướng dẫn cách đọc hiểu báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Hướng dẫn đọc hiểu Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Trong một bộ báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán là thứ nên được phân tích đầu tiên. Chưa nói đến việc doanh nghiệp này đang lãi hay lỗ, trước hết người đọc phải hiểu và xác định được tài sản và nguồn vốn là gì, vì đây là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng và thực hiện toàn bộ quá trình kinh doanh của mình.

.u7e93f9227d1bec9604090d9b147925f4 { padding:0px; margin: 0; padding-top:1em!important; padding-bottom:1em!important; width:100%; display: block; font-weight:bold; background-color:#eaeaea; border:0!important; border-left:4px solid #34495E!important; text-decoration:none; } .u7e93f9227d1bec9604090d9b147925f4:active, .u7e93f9227d1bec9604090d9b147925f4:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; text-decoration:none; } .u7e93f9227d1bec9604090d9b147925f4 { transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; } .u7e93f9227d1bec9604090d9b147925f4 .ctaText { font-weight:bold; color:#464646; text-decoration:none; font-size: 16px; } .u7e93f9227d1bec9604090d9b147925f4 .postTitle { color:#16A085; text-decoration: underline!important; font-size: 16px; } .u7e93f9227d1bec9604090d9b147925f4:hover .postTitle { text-decoration: underline!important; }

Xem Thêm:  Có 3 Tỷ Đầu Tư Gì? 5 Gợi Ý Giúp Bạn Làm Giàu An Toàn Nhất

Những lưu ý khi lên báo cáo tài chính 2019 cho doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp ở những thời điểm cụ thể. Thường dữ liệu sẽ được lấy ở đầu năm và so sánh với cuối năm, các báo cáo quý, tháng cũng tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối kỳ.

Trong bảng cân đối kế toán có hai phần chính là tài sản và nguồn vốn.

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán: Tài sản = Nguồn vốn.

Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập bảng CĐKT - VayTaiChinh.vn

Tài sản gồm hai loại:

  • Tài sản ngắn hạn: tài sản dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh gồm tiền, các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho,…
  • Tài sản dài hạn: tài sản trên một năm sử dụng gồm tài sản cố định (máy móc nhà xưởng,…) và tài sản vô hình (như bằng sáng chế, bản quyền phát minh, …)

Nguồn vốn được tạo bởi nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:

  • Nợ phải trả: khoản thể hiện nhiệm vụ tài chính của doanh nghiệp với chủ nợ. Nó gồm có nợ dài hạn và nợ ngắn hạn: thuế, Khoản phải trả người bán và các khoản phải nộp cho cơ quan nhà nước, phải trả người lao động, lãi ngân hàng, nợ vay tín dụng, …
  • Vốn chủ sở hữu: vốn góp từ việc phát hành cổ phiếu, vốn góp thực tế từ chủ sở hữu, vốn đầu tư, các quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận giữ lại sau khi trừ thuế,…

Finance là gì? Phân loại và nghề nghiệp trong ngành Finance

Để phân tích được bảng cân đối kế toán trước hết người đọc phải phân loại được tài sản và nguồn vốn. Sau đó, tính toán tỷ trọng các khoản mục chi tiết theo từng thời điểm, ghi chú lại các mục quan trọng với tỷ trọng lớn, các biến động lớn ngay thời điểm báo cáo.

Người đọc bảng CĐKT nên: 

  • Chú ý số dư tiền và các khoản tương đương tiền: Nếu công ty có quy mô lớn và có lãi lớn nhưng khoản này lại thấp nghĩa là công ty đang bị thiếu hụt thanh khoản. Điều này chứng tỏ dòng tiền thiếu lành mạnh. Một tổ chức nên có số dư tiền mặt tối thiểu 10% nợ ngắn hạn mới đảm bảo khả năng thanh khoản tức thời.
  • Chú ý nợ vay, lãi trả và hệ số nợ: nếu mức vay nợ cao, vốn sinh lời sẽ thấp. Doanh nghiệp có dư nợ cao sẽ phản ánh việc quản trị kém hiệu quả dẫn đến doanh thu thấp. Lúc này, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn giảm sẽ làm cho hiệu quả mở rộng đầu tư thấp vì tiền lời ưu tiên dùng cho việc trả nợ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp muốn dùng đòn bẩy tài chính sẽ duy trì dư nợ cao. Điều này còn tùy vào chiến lược kinh doanh mà họ đang thực hiện.
  • Phát hiện dấu hiệu của sự mất cân đối trong tài chính: Tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, trong trường hợp tài sản dài hạn mà tài trợ bởi vốn ngắn hạn thì bất hợp lý. Việc biến động vốn lưu động thuần giảm dần và âm cho thấy sự mất cân bằng tài chính và công ty đang dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tư vào các tài sản dài hạn như mua thêm máy móc, nhà xưởng.

Hướng dẫn đọc hiểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo KQKD là báo cáo tổng kết doanh thu và chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (quý hoặc năm tài chính).

Finance là gì? Định nghĩa và chức năng cơ bản của Finance

Công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm những nội dung quan trọng sau:

  • Doanh thu: Là khoản thu được nhờ hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Đây là doanh thu thuần từ bán hàng cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động ngoài như thanh lý tài sản, thu tiền phạt do đối tác vi phạm hợp đồng, nhượng bán tài sản cổ định,…
  • Chi phí phát sinh trong kỳ: Đây là mục thể hiện tổng giá trị chi ra, các khoản khấu trừ, phát sinh thêm nợ làm giảm vốn chủ sở hữu. Chi phí chia thành hai loại gồm
    • Chi phí do hoạt động sản xuất, kinh doanh (quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng,…)
    • Chi phí khác (nhượng bán tài sản, phí thanh lý, …).
  • Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí.

Business-Finance-1 - Levica

Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 phần

  • Hoạt động kinh doanh: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp phát sinh, giá vốn hàng bán, doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí phát sinh, biên lợi nhuận gộp…
  • Hoạt động tài chính: Doanh thu tài chính (lãi đầu tư, lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá,…) và chi phí tài chính (lãi vay, lỗ đầu tư, …).
  • Hoạt động khác: Phản ánh tình hình hoạt động nằm ngoài hoạt động kinh doanh chủ lực của doanh nghiệp. Thông thường phần này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh. Nó gồm thu nhập từ bồi thường hợp đồng, lãi thanh lý,… và chi phí do vi phạm hợp đồng, lỗ thanh lý, …
.u387fc5591fe0044345ab629eb4559f11 { padding:0px; margin: 0; padding-top:1em!important; padding-bottom:1em!important; width:100%; display: block; font-weight:bold; background-color:#eaeaea; border:0!important; border-left:4px solid #34495E!important; text-decoration:none; } .u387fc5591fe0044345ab629eb4559f11:active, .u387fc5591fe0044345ab629eb4559f11:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; text-decoration:none; } .u387fc5591fe0044345ab629eb4559f11 { transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; } .u387fc5591fe0044345ab629eb4559f11 .ctaText { font-weight:bold; color:#464646; text-decoration:none; font-size: 16px; } .u387fc5591fe0044345ab629eb4559f11 .postTitle { color:#16A085; text-decoration: underline!important; font-size: 16px; } .u387fc5591fe0044345ab629eb4559f11:hover .postTitle { text-decoration: underline!important; }

Xem Thêm:  Công Cụ Chuyển Đổi Tiền Tệ Chính Xác Cập Nhật Mới Nhất

Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (LCTT) cung cấp cho ta biết doanh nghiệp thực sự đã kiếm được bao nhiêu tiền và tiêu bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Từ Ngân hàng Mở (Open Banking) tới Tài chính Mở (Open Finance) | TrustCA - Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ thể hiện sự thay đổi của ba dòng tiền cơ bản:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Là dòng tiền thu được từ hoạt động thanh toán nhà cung cấp, người lao động, khách hàng, chi trả lãi, nộp thuế,… Dòng tiền này được lấy từ chính kết quả kinh doanh của tổ chức chứ không lấy từ huy động vốn hay vay nợ.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là dòng tiền liên quan đến việc thanh lý, mua sắm, đầu tư tài sản cố định và những tài sản dài hạn khác.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Là dòng tiền từ việc tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu qua hình thức nhận góp vốn mới, trả cổ tức, phát hành cổ phiếu,… Ngoài ra còn từ chi trả nợ gốc, khoản vay nợ  hoặc vay mới,…

Finance là gì? Phân loại và nghề nghiệp trong ngành Finance

Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ dữ liệu có thể dương hoặc. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền trả cổ tức đều đặn trong dài hạn nghĩa là tình hình tài chính lành mạnh, lợi nhuận công bố là đúng thực tế. Nếu doanh nghiệp đang trong quá trình tăng trưởng có thể không trả cổ tức, hoặc phải đưa ra chính sách chi trả cổ tức hợp lý để giải thích.

Đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Thuyết minh BCTC cung cấp thông tin chi tiết các số liệu đã trình bày ở các Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT và các thông tin quan trọng khác theo chuẩn mực kế toán cụ thể.

Mô tả công việc Finance & Accounting Manager

Nếu khi đọc ở các báo cáo trước đó bạn có thấy những danh mục cần phải lưu ý thì trong thuyết minh báo cáo tài chính bạn sẽ nhận được những lý do để giải thích cho sự thay đổi đó. Bao gồm những trình bày chi tiết về từng khoản mục tăng hay giảm trong kỳ được diễn giải bằng công thức cùng với lời văn cụ thể để làm rõ cho người đọc báo cáo hiểu.

Trong phần thuyết minh sẽ trình bày nội dung: kỳ kế toán, Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng, chính sách kế toán và bổ sung những thông tin trọng yếu khác,…

Why You Should Study Finance | HBS Online

Để đọc hiểu thuyết minh báo cáo tài chính cần phải nắm các yếu tố về doanh nghiệp như: Doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực nào? Nếu sản xuất cần đầu tư nhà xưởng thì tài sản cố định lớn, nếu ngành bán lẻ thì hàng tồn kho cao và khoản phải thu ít. Doanh nghiệp hoạt động được bao lâu? Đang trong giai đoạn nào? Đầu, giữa hay cuối quá trình phát triển? Các chính sách kế toán cũng như chuẩn mực áp dụng hiện tại là gì?

Các lưu ý cần biết trước khi đọc hiểu báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính thường sẽ được công bố minh bạch trên website của công ty. Bạn có thể tải về để tiện theo dõi khi cần thiết. Các báo cáo này thường được dùng cho hoạt động kiểm toán cũng như thanh toán thuế hằng năm. Đối với những người muốn tự đọc và phân tích báo cáo tài chính cần lưu ý các vấn đề sau:

Finance study tips to ace your exams, assignments and future career

  • Nên so sánh dữ liệu ở từng thời điểm khác nhau để có thể đánh giá được xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Nên so sánh các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực với nhau để có thể đánh giá lại điểm mạnh, yếu của tổ chức.
  • Những con số trên bảng cân đối chỉ mang tính thời điểm vàdĩ nhiên báo cáo kết quả chỉ mang tính thời kỳ. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn nên tham khảo thêm thông tin từ các báo cáo tài chính của năm năm gần nhất.
.u9c462e3fa14146c61c1de0a8c85423f3 { padding:0px; margin: 0; padding-top:1em!important; padding-bottom:1em!important; width:100%; display: block; font-weight:bold; background-color:#eaeaea; border:0!important; border-left:4px solid #34495E!important; text-decoration:none; } .u9c462e3fa14146c61c1de0a8c85423f3:active, .u9c462e3fa14146c61c1de0a8c85423f3:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; text-decoration:none; } .u9c462e3fa14146c61c1de0a8c85423f3 { transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; } .u9c462e3fa14146c61c1de0a8c85423f3 .ctaText { font-weight:bold; color:#464646; text-decoration:none; font-size: 16px; } .u9c462e3fa14146c61c1de0a8c85423f3 .postTitle { color:#16A085; text-decoration: underline!important; font-size: 16px; } .u9c462e3fa14146c61c1de0a8c85423f3:hover .postTitle { text-decoration: underline!important; }

Xem Thêm:  Thuế VAT là gì? Những điều kế toán cần biết về thuế GTGT

Nếu trong quá trình phân tích bạn cảm thấy không chắc chắn hoặc có quá nhiều thắc mắc thì nên hỏi lại kế toán của mình, hoặc có thể tham khảo các dịch vụ kế toán online cho chuẩn xác nhất.

Hướng Dẫn Cách Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Hiệu Quả

Mô tả công việc của một Finance & Accounting Manager

Phân tích khả năng thanh toán trong BCTC

Để đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta dùng các hệ số thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán sẽ phụ thuộc vào các hệ số:

What's it Like to be a Financial Manager? - Oxbridge Academy Blog

  • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Thể hiện khả năng trong việc chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Một doanh nghiệp có vay nợ nhiều, nhưng hoạt động kinh doanh lại không hiệu quả, mức sinh lời thấp (hoặc thậm chí thua lỗ) thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn.
  • Hệ số vòng quay các khoản phải thu: đánh giá việc tốc độ thu hồi công nợ (các khoản phải thu) của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chính sách bán chịu, chính sách thanh toán của doanh nghiệp.
  • Hệ số vòng quay hàng tồn kho: thông thường, hệ số này càng lớn có nghĩa là hàng tồn kho ít, vốn không bị ứ đọng ở hàng tồn kho, sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ nhanh.

Phân tích đòn bẩy tài chính trong BCTC

Yếu tố này phụ thuộc hoàn toàn vào hệ số nợ. Thông thường hệ số nợ thấp thể hiện rằng doanh nghiệp có mức độ an toàn cao và rủi ro tài chính thấp.

Financial Managers, Branch or Department Career Video | CareerOneStop

Phân tích khả năng sinh lời trong BCTC

Doanh nghiệp nào cũng hoạt động là vì mục tiêu lợi nhuận nên đây sẽ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất và kinh doanh của công ty. Bằng việc phân tích khả năng sinh lời, bạn sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

5 Basic Financial Skills Every Manager Should Have | ATD

Các tiêu chí để đánh giá khả năng sinh lời là

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: phản ánh hiệu quả trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp.
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp: phản ánh hiệu quả trong việc quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp (NVL, nhân công,..)
  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản: phản ánh hiệu quả dùng tài sản của doanh nghiệp
  • Thu nhập một cổ phần thường (EPS): càng cao sẽ phản ánh năng lực kinh doanh của doanh nghiệp mạnh
  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): càng cao sẽ càng thể hiện được hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ càng cao.

Phân tích dòng tiền trong BCTC

Importance of Financial Skills for both Managers and Entrepreneurs

Mục đích của việc phân tích dòng tiền là để đánh giá năng lực tài chính cũng như chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào doanh thu thuần và tỷ suất dòng tiền

Ý Nghĩa Việc Đọc Và Phân Tích BCTC

Bằng cách phân tích báo cáo, đối tác sẽ biết được doanh nghiệp đang phát triển tốt hay xấu, dòng tiền của họ được tổ chức và hoạt động như thế nào, tính minh bạch ra sao. Với số liệu này doanh nghiệp đã và đang đi theo hướng chiều hướng tốt hay xấu, liệu hoạt động kinh doanh hiện tại có mang lại lợi ích trong tương lai hay không. Từ đó, họ mới có thể yên tâm và tin tưởng hợp tác với tổ chức.

How To Best Put Your End-Of-Year Budget To Use - Stellar Signs & Graphics :Stellar Signs & Graphics

Bản thân các nhà đầu tư trước khi quyết định sở hữu cổ phiếu của công ty phải tìm hiểu và phân tích báo cáo tài chính thật kỹ. Vì trong báo cáo có phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại một khoảng thời gian cụ thể. Đồng thời cũng thể hiện việc phân phối lợi nhuận cho cổ đông. Nếu doanh nghiệp làm việc hiệu quả, cổ tức chi trả chắc chắn sẽ tăng theo thời gian, ngược lại tình hình đang bất ổn, làm ăn thua lỗ thì cổ đông sẽ là người  phải chịu thiệt.

Three Ways AI Is Transforming Business Finance Management

Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, chủ sở hữu cũng đánh giá được tổng quan hoạt động doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước,  những bất ổn đang hiện diện trên các con số, phát hiện ra các sai sót trong dữ liệu,có kê khai thiếu sót hay dư thừa không. Họ đưa ra kết luận về việc doanh nghiệp có đang tăng trưởng hay suy giảm, có cần thiết phải thay đổi chiến lược, kế hoạch không, nên dừng lại hay tiếp tục hoạt động nào, bổ sung cái nào,… Nhờ đó, tổ chức được quản lý chặt chẽ, minh bạch và rõ ràng hơn.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp tất cả các kiến thức liên quan đến báo cáo tài chính cũng như cách đọc báo cáo tài chính. Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc phân tích và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cho mình.