Payroll Là Gì? Xây Dựng Kế Hoạch Tài Chính Doanh Nghiệp Hiệu Quả

Payroll là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nhân sự, có nghĩa là bảng lương. Tuy nhiên không phải người làm nhân sự nào cũng am hiểu về bảng lương và cách xây dựng thang bảng lương. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nội dung Payroll là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về Payroll.

Payroll là gì?

Hiện nay, có rất nhiều cách giải thích khái niệm payroll, một thuật ngữ tiếng Anh dùng phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam. Payroll trong tiếng Việt có thể mang nghĩa bảng lương, sổ lương, tổng quỹ lương,…Tuy nhiên, định nghĩa thông dụng nhất của payroll vẫn là bảng lương. Một bảng lương đầy đủ, chính xác nhất định phải có những thông tin cơ bản sau:

  • Danh sách thông tin nhân viên
  • Số buổi chấm công, nghỉ phép, tăng ca, làm việc ngoài giờ,…
  • Mức lương của từng nhân viên và các khoản thu nhập bổ sung khác như lương cơ bản, thưởng hiệu quả ,thưởng KPIs, thưởng doanh số, phụ cấp, trợ cấp…
  • Các khoản giảm trừ theo quy định như Bảo hiểm xã hội (BHXH), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), khoản tiền phạt hay khấu trừ khác

Payroll là gì?

Dịch vụ Payroll trong Ngân hàng là gì? Payroll là thuật ngữ về lương được nhiều người làm nhân sự quan tâm

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi “payroll là gì”, chúng ta chỉ cần một cách đơn giản, đó là tất cả những gì liên quan đến lương thì đều có thể dùng thuật ngữ “payroll”.

Payroll tax là gì?

Payroll tax là thuế quỹ lương do người sử dụng lao động giữ lại một phần tiền lương của nhân viên để đóng cho chính phủ thay nhân viên. Payroll tax (thuế quỹ lương) được tính toán dựa vào mức lương, tiền công của người lao động, tùy theo vị trí, cấp bậc

Payroll tax là gì?

Ngoài Payroll tax sẽ có một số khái niệm khác như Payroll department là gì, Payroll account là gì, Paycheck là gì, tg payroll khtn (cn) là gì, Payroll office là gì, payroll service là gì, lương thực lĩnh là gì…

Xem Thêm:  Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Là Gì? Những Khó Khăn & Thuận Lợi

Chức năng của Payroll là gì?

Payroll được đánh giá là công cụ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nhân viên và cơ quan nhà nước. Payroll không chỉ tập trung vào lương, mà còn mang lại nhiều giá trị thước đo về hiệu suất nhân viên, cũng như là cơ sở để nhân viên khiếu nại khi phát hiện sự sai sót trong quá trình nhận lương thưởng. Một bảng lương chuẩn chỉnh sẽ bao gồm các chức năng sau:

  • Lập bảng chấm công để tính lương thưởng hàng tháng, từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát tối ưu các chi phí liên quan đến nhân sự. Hơn thế nữa, khi dùng payroll, chúng ta sẽ nhìn nhận được nhân viên nào làm việc đầy đủ, nhân viên nào vượt trội, nhân viên nào kém năng suất.
  • Trở thành công cụ thống kê số lượng nhân viên chính thức, hợp đồng, quản lý các loại nghỉ phép, bảo hiểm xã hội, lao động, y tế.
  • Tính toán thuế thu nhập cá nhân (áp dụng cho nhân viên có mức lương trên 10 triệu/tháng)
  • Phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực, thúc đẩy khả năng làm việc của người lao động đồng thời tạo động lực tốt hơn nhờ những chính sách hấp dẫn.

Những căn cứ để xây dựng Payroll (bảng lương) hiệu quả

Muốn xây dựng payroll (bảng lương) chính xác, doanh nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố khác nhau, ví dụ như quy chế lương, mức lương trung bình, mức lương tối thiểu theo vùng,…Ngoài ra, bảng chấm công và kết quả kinh doanh, hiệu năng công việc cũng giữ vai trò không thể thiếu để làm ra một bảng lương chuẩn chỉnh. Bên cạnh về khái niệm Payroll là gì, mời các bạn cùng tham khảo những căn cứ để xây dựng được một bảng lương (Payroll) hiệu quả và chuyên nghiệp.

Quy chế lương

Quy chế lương được thể hiện dưới hình thức văn bản gồm các vấn đề liên quan đến lương và các khoản tiền chi cho người lao động để hạn chế các trường hợp tranh chấp trong doanh nghiệp.

Nội dung quy chế lương gồm những thông tin cơ bản như: tên chức danh, thưởng doanh số, quy định về chế độ tiền lương, tiền thưởng với các cấp và vị trí, công thức tính lương, chế độ BHXH, BHYT,…

Xem Thêm:  Quy Tắc 72 Là Gì? Ứng Dụng Hiệu Quả Quy Tắc 72 Trong Đầu Tư

Mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng là dữ liệu vô cùng cần thiết để hình thành bảng lương tại bất kỳ một doanh nghiệp nào. Kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định rõ ràng trong Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng

Mức lương tối thiểu vùng

Khách hàng payroll là gì? So sánh mức lương tối thiểu vùng qua các năm

Các doanh nghiệp dựa vào mức lương tối thiểu vùng để điều chỉnh mức lương phù hợp với tài chính công ty, đồng thời đảm bảo tuân thủ nguyên tắc pháp luật. Bên cạnh đó, quy định đã chỉ rõ, những người lao động làm công việc yêu cầu đào tạo nghề bài bản thì doanh nghiệp cần trả cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương trung bình

Đa số các công ty xây dựng mức lương thực tế cao hơn nhiều lần so với mức lương tối thiểu vùng. Thông thường, mức lương trung bình sẽ được thỏa thuận giữa người lao động và người thuê lao động, dựa vào kinh nghiệm, năng lực, yêu cầu của vị trí tuyển dụng và mặt bằng lương của vị trí đó trên thị trường lao động.

Quy định về các khoản trích theo lương

Khoản trích theo lương phổ biến nhất thuộc về BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đóng 23.5% tổng chi phí, còn người lao động sẽ phải trích 10.5% số lương để hoàn thành cùng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công ty cũng có các chính sách về lương, trợ cấp, phụ cấp tùy theo vị trí, nhóm ngành theo quy định Bộ Luật Lao động để hỗ trợ cho người lao động có cuộc sống đầy đủ, tập trung phát triển và cống hiến cho công ty.

Bảng chấm công tính lương hàng tháng

Bảng chấm công được xây dựng để tính lương hàng tháng, dựa vào số ngày công để bảng lương. Qua bảng chấm công, chúng ta thấy rõ ràng số công thực tế của nhân viên, số ngày phép, số ngày công tác,…từ đó tính toán chính xác hơn các khoản thu nhập mỗi kỳ của người lao động.

Xem Thêm:  Nợ Xấu Là Gì? 5 Vấn Đề Liên Quan Đến Nợ Xấu Dân Kinh Tế Phải Biết

Cách giải quyết những vấn đề gặp phải khi tính payroll

Trong quá trình thực hiện tính toán payroll, sai sót là điều không thể tránh khỏi. Bạn thử tưởng tượng, một công ty có hàng trăm, hàng nghìn nhân viên, nhưng bộ phận nhân sự chỉ có 2-3 người thì liệu họ có thể hoàn thiện payroll chính xác 100%. Hiểu rõ được Payroll là gì thì nhất định bạn cần phải biết các vấn đề và cách giải quyết sau đây.

Những vấn đề thường gặp phải khi tính payroll

Giữa thời đại thông tin công nghệ 4.0, chúng ta có thể tìm kiếm, sưu tầm các mẫu bảng lương khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng bảng phù hợp. Hơn thế nữa, trong quá trình triển khai các chính sách liên quan đến payroll, nhân sự mới hoặc chưa đủ kinh nghiệm dễ gặp lỗi hơn những nhân sự lâu năm, thâm chí khi phải tính toán payroll cho quá nhiều nhân viên, hầu hết chúng ta cũng sẽ mắc phải một trong những lỗi sau:

  • Tính sai lương cho nhân viên, không khớp với số công, tính toán thừa/ thiếu các khoản thu nhập bên cạnh lương cơ bản như thưởng doanh số, KPIs, thuế thu nhập cá nhân,…
  • Chưa xây dựng được quy chế lương thưởng rõ ràng, không minh bạch với nhân viên. Khi đó, nhân viên sẽ cảm thấy không hài lòng, giảm hiệu suất làm việc và tỷ lệ gắn bó với công ty
  • Trả lương không đúng hạn, chậm trễ lương
  • Có những quy chế thưởng không thực tế, vượt xa khả năng của nhân viên, làm cho nhân viên chán nản, mất kỳ vọng.
  • Bỏ qua việc xây dựng các khoản lương tăng theo cấp bậc, chức danh, thâm niên đủ sức để giữ chân người tài.

Cách giải quyết những vấn đề về payroll

Để giải quyết những vấn đề cơ bản về payroll, doanh nghiệp nên đầu tư thời gian, nguồn lực tương xứng với mục đích thiết lập lại quy chế lương thưởng rõ ràng ngay từ đầu. Nếu như doanh nghiệp không đủ điều kiện để chi trả cho cả một bộ máy quản lý nhân sự chất lượng, hoặc đang cần tập trung sang kinh doanh thay vì nhân sự, thì có thể tính đến phương án thuê ngoài các giải pháp payroll của những đơn vị chuyên nghiệp và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn khái niệm payroll là gì. Trên thực tế, payroll trong doanh nghiệp được xem như yếu tố không thể thiếu, trở thành cầu nối vững chắc giữa nhân viên và đội ngũ lãnh đạo, giúp mọi người có chung mục đích phấn đấu để giúp công ty ngày một phát triển hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *