Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Thủ Tục Kê Khai Và Quyết Toán Thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại chi phí mà mọi doanh nghiệp cần nắm rõ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vậy trên thực tế thuế TNDN là gì và đâu là cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà bạn cần nắm vững? Hãy cùng Hitrade tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp chính là một loại thuế trực thu, được đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cũng như các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nộp thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế sẽ bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập

Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu có vai trò quan trọng đối với nhà nước, xã hội, phản ánh tình hình kinh doanh của chính doanh nghiệp. Cùng với đó, đây là căn cứ để xây dựng nên một cái nhìn tổng quan về các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.

Thuế TNDN cũng khuyến khích những nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam thông qua ưu đãi về thuế suất thuế TNDN. Điều này sẽ giúp tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ hiện nay.

thuế thu nhập doanh nghiệp

2. Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Dựa theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế bao gồm:

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ

Đây là nguồn thu nhập đến từ hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Hàng hóa, dịch vụ cần được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước và phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Xem Thêm:  Lợi nhuận gộp là gì? Công thức và cách tính lợi nhuận gộp

Các khoản thu nhập khác

Đối với các khoản thu nhập khác, căn cứ vào Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sử dụng bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế sẽ bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, ngay cả trong trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán hay chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
  • Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác.

Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ

  • Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng cũng như các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn;
  • Thu nhập từ bán ngoại tệ;
  • Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;
  • Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). ĐỐi với các khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;
  • Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;
  • Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
  • Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
  • Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
  • Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
  • Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;
  • Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ theo quy định của pháp luật;
  • Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
  • Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP
Xem Thêm:  Cơ Cấu Chi Phí Là Gì? Vai Trò Của Cơ Cấu Chi Phí Trong Doanh Nghiệp

3. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài quy định:
    • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
    • Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
  • Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài bên trên.

4. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp trích quỹ phát triển khoa học, công nghệ thì thuế TNDN phải nộp sẽ được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

  • Phần trích lập quỹ KHCN được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm
  • Từ 01/01/2016, các doanh nghiệp đang áp dụng mức thuế suất 20% và 22% đều phải chuyển sang 20%.

5. Thủ tục kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Kê khai thuế được xác định và triển khai trong các trường hợp sau:

Trường hợp

Kỳ kê khai, quyết toán thuế TNDN

Doanh nghiệp không kinh doanh bất động sản nhưng tiến hành chuyển nhượng bất động sản

Theo mỗi lần phát sinh

Nhà thầu nước ngoài không hoạt động theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn

Theo mỗi lần phát sinh

Các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp trừ những loại kể trên

DN quyết toán thuế vào cuối năm tài chính hoặc năm giải thế, không cần nộp tờ khai thuế theo quý; DN thực hiện tạm nộp thuế TNDN hàng quý.

Xem Thêm:  Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Là Gì? Những Quy Định Cụ Thể Về Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

5.1 Thủ tục nộp thuế TNDN

Nơi nộp hồ sơ khai thuế:

  • Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ khai thuế tại Cục hoặc Chi cục Thuế quản lý trực tiếp
  • Nếu doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW khác với nơi có trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế cả cho nơi phát sinh đơn vị phụ thuộc tại tỉnh, thành phố có trụ sở chính.

Nơi nộp thuế TNDN:

  • Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế TNDN tại địa phương có trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Nếu doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, TP trực thuộc TW khác với nơi có trụ sở chính thì nộp thuế ở nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất. Số thuế TNDN phải nộp tài từng nơi được phân bổ dựa vào tỷ lệ chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc so với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Thời hạn nộp thuế TNDN:

  • Tạm nộp thuế TNDN hàng quý: Hạn cuối là ngày 30 tháng đầu quý sau khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN;
  • Kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh: Hạn cuối là ngày thứ 10 kể từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN;
  • Quyết toán thuế TNDN: Hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ khi kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch;
  • Quyết toán giải thể: Hạn cuối là ngày thứ 45 kể từ quyết định giải thể.
thuế thu nhập doanh nghiệp

5.2 Trình tự thực hiện

Bước 1: Người nộp thuế thuộc diện khai quyết toán thuế TNDN lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với trường hợp khai quyết toán thuế TNDN năm; chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận

  • Trong trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
  • Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công thức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
  • Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần nắm vững về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 cũng như thủ tục kê khai quyết toán thuế đầy đủ, chính xác nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *