Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Là Gì? Những Khó Khăn & Thuận Lợi

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Những vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra sao? Vấn đề này luôn đặt dấu chấm hỏi lớn cho nhiều người hiện nay. Thấu hiểu nỗi lòng này, chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ qua bài viết hữu ích dưới đây.

Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Và Những Vấn Đề Liên Quan

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là gì?

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn có tên tiếng anh chính là Economic Restructuring. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường được sử dụng nhằm mục đích chỉ ra những thay đổi trong toàn bộ bộ phận cấu thành nên nền kinh tế. Đặc biệt, những bộ phận này thường chỉ theo nghĩa chung chung. Tại phương Tây nói riêng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường được sử dụng với mục đích chỉ ra vô số hiện tượng xuất hiện tại khu đô thị chuyển sang khu vực dịch vụ. Trước đó các đô thị này thường là cơ sở sản xuất.

Chuyển dịch cơ cấu và ảnh hưởng sâu sắc

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang ý nghĩa sâu sắc đối với lực lượng sản xuất. Đồng thời chính là khả năng cạnh tranh của toàn thành phố cùng với khu vực. Đặc biệt, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn ảnh hưởng trực tiếp tới nhân khẩu học mà trong đó gồm phân phối thu nhập, việc làm cũng như hệ thống phân cấp của xã hội. Không chỉ thế mà còn là các thỏa thuận thể chế cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty, các chuyên môn hóa do nhà sản xuất tạo ra. Đi kèm với đó là sự luân chuyển vốn cùng với nền kinh tế phi chính thức,….Tất cả đều bị ảnh hưởng bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong thời gian đầu, một số ngành nghề đã gặp tình trạng sụt giảm khá lớn. Đồng thời, một số ngành thậm chí bị sụt giảm vĩnh viễn về lĩnh vực tăng trưởng việc làm.  Bên cạnh đó, phần lớn toàn bộ lao động đã di dời tại các ngành tái cơ cấu đã và đang chuyển dần sang đa dạng các lĩnh vực khác. Mặc dù, quá trình tái phân bổ này đã dẫn đến sự gia tăng khá lớn về năng suất lao động. Đi kèm theo đó là sự giảm tỷ trọng lao động trong ngành làm giảm công nhân.

Tuy nhiên, nó cũng dẫn tới tình trạng khác điển hình như thất nghiệp kéo dài triền miên dành cho người lao động. Không chỉ thế, người lao động khi chuyển nơi làm việc sẽ bị giảm thu nhập một cách khủng hoảng. Đặc biệt, họ sẽ gặp tổn thất khá lớn về nguồn nhân lực. Do vậy, khi gộp 2 mảng này lại với nhau, chúng ta có thể ước tính chi phí tái cấu trúc diễn ra từ ½ đến khoảng 1% tổng thu nhập trên mỗi năm.

Xem Thêm:  Đầu Tư Ngắn Hạn Là Gì? 5 Hạng Mục Đầu Tư Sinh Lời An Toàn Nhất

Không chỉ vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên toàn cầu đã làm thay đổi vận mệnh của toàn đô thị và khu vực. Trong đó có sự góp mặt của sự thay đổi chính trị, sự phân quyền đến từ chính phủ cũng như tái cơ cấu của toàn xã hội. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khiến các mô hình phát triển không gian xã hội được phát sinh mạnh mẽ.

Đặc biệt, sự phân mảnh, phân cực cùng bản sắc không gian địa phương mới này đã góp phần hình thành nên thực tế cho đô thị mới. Toàn bộ những thành phố sầm uất trước đây đều có thể bị suy giảm, mất lợi thế so với những năm đầu đời.

Do đó, để có thể duy trì khả năng cạnh tranh cũng như xây dựng nội sinh thì không nên kiểm soát quá mức các mô hình cùng với phương thức đang phát triển. Tại các thành phố ở phương Tây, quan hệ đối tác công tư với liên minh đã và đang thực hiện những tầm nhìn lớn hơn về đất nước. Đồng thời, các siêu đô thị của toàn bộ những nước thu nhập thấp vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của cơ sở hạ tầng cơ bản đối với toàn bộ người dân.

Chuyển Dịch Cơ Cấu Và Ý Nghĩa Thiết Thực

Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự phân hóa sẽ một ngày gia tăng. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay thì sự gia tăng là đúng đắn. Hơn nữa, trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng rõ ràng thì sự phát triển của năng lực sản xuất cũng trở nên rõ ràng.

Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã cho phép khai thác các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế và xã hội cho từng vùng miền. Đi kèm với đó thì chuyển dịch cơ cấu luôn cho phép nhà nước có thể phân phối nguồn lực phù hợp đối với từng ngành nghề. Đặc biệt, cần tập trung xây dựng và tổng hợp toàn bộ nguồn lực quốc gia. Đây được đánh giá là cơ sở để có thể đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và bền vững.

Cơ Cấu Kinh Tế Gồm Bao Nhiêu Loại?

Hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được phân chia làm 3 loại chính:

Chuyển dịch cơ cấu dựa trên ngành

Loại chuyển dịch đầu tiên chính là sự chuyển dịch tập trung về phần vị trí, tỷ trọng cho toàn bộ ngành kinh tế. Đi kèm với đó chính là mối quan hệ tương trợ giữa vị trí, tỷ trọng. Nhằm đáp ứng để có thể phù hợp với toàn bộ năng lực sản xuất và phân công lao động trong xã hội.

Xem Thêm:  Crypto Là Gì? 10+ Điều Nên Biết Về Crypto Cho Dân Đầu Tư Thông Minh

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên vùng miền

Đây là sự chuyển dịch theo tỷ trọng của toàn bộ các ngành kinh tế được xét theo từng vùng miền. Đặc biệt, để có thể khai thác tối đa toàn bộ nguồn nhân lực của từng địa phương riêng biệt. Hơn nữa, cần có những chính sách để phân bổ riêng biệt cho từng khu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Cuối cùng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa theo lãnh thổ. Loại chuyển dịch tập trung về các  ngành kinh tế dựa trên phạm vi lãnh thổ tại một quốc gia nào đó. Từ đó để hình thành, phát triển các vùng kinh tế, vùng chuyên canh cũng như phát triển vùng trọng điểm kinh tế. Sao cho phù hợp với từng mục tiêu phát triển kinh tế cùng với nguồn lực của mỗi quốc gia khác nhau.

Cơ Cấu Kinh Tế Việt Nam Và Thực Trạng Chuyển Dịch

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Tại Việt Nam, cơ cấu kinh tế được phân chia thành 3 khu vực chính:

  • Khu vực I: Nông – Lâm – Thủy hải sản

  • Khu vực II: Xây dựng – Công nghiệp

  • Khu vực III: Dịch vụ

Trong những năm gần đây, nền cơ cấu kinh tế của toàn Việt Nam đã và đang có sự chuyển dịch vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy, điều này đã tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn đối với tỷ trọng của đa dạng các ngành nghề thể hiện rõ ràng vấn đề tỷ trọng giảm sút  tại các khu vực I. Đồng thời là tại khu vực II và III thì tỷ trọng gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, vấn đề phân hóa theo từng khu vực sẽ có sự phân bổ khác nhau.

  • Khu vực I: Ở khu vực này, các ngành lâm nghiệp, trồng trọt cùng với chăn nuôi sẽ giảm tỷ trọng đáng kể. Đồng thời, các ngành khai thác, nuôi trồng thủy hải sản sẽ có xu hướng gia tăng.

  • Khu vực II: Tại khu vực này thì các ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm tỷ trọng và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến.

  • Khu vực III: Khu vực này gia tăng tỷ trọng của lĩnh vực xây dựng cùng với phát triển đô thị.

Do đó, ta có thể thấy thực trạng thay đổi cơ cấu kinh tế tại Việt Nam đang có sự phân hóa mạnh là do Nhà nước đã và đang có chủ trương phát triển theo định hướng CNH -HĐH. Từ đó nhằm mục đích để có thể đẩy mạnh phát triển toàn diện ở mọi khía cạnh đối với đất nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng

Ngày nay, nền cơ cấu kinh tế theo vùng tại Việt Nam đang có sự thay đổi nhất định. Lý do bởi Nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vững toàn bộ vai trò độc nhất trong nền kinh tế. Điều này đã dẫn đến thực trạng gia tăng tỷ trọng của đa dạng các thành phần kinh tế tư nhân. Đi kèm với đó là thành phần kinh tế của nước ngoài đã tăng mạnh khi Việt Nam gia nhập vào WTO.

Xem Thêm:  Công Thức Định Giá Cổ Phiếu Để Sinh Lời Cổ Tức Nhanh Nhất

Không chỉ thế, sự tăng trưởng này còn là bởi những lý do sau đây:

  • Chính sách, chủ trương cho việc hội nhập quốc tế của Nhà nước.

  • Chính sách phát triển nền kinh tế dựa trên nhiều thành phần.

  • Nhà nước đang thực hiện chính sách áp dụng cơ thế thị trường nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đương nhiên.

Chuyển dịch dựa theo lãnh thổ

Việt Nam được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm đó là miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mà sẽ có sự phân hóa phát triển hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, sẽ hình thành nên một số vùng chuyên canh về cây nông nghiệp, lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản, hình thành các khu công nghiệp và khu chế xuất. Đặc biệt, đối với định hướng chung của Nhà nước, tỷ trọng công nghiệp cũng như dịch vụ ngày càng tăng mạnh. Điều này được hình thành tại các khu công nghiệp, trung tâm thương mại trên toàn cả nước.

Những Khuyến Nghị Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế

Trong tình hình kinh tế hiện đại, không chỉ có những thuận lợi mà vẫn còn đâu đó những thách thức đặt ra dành riêng cho sự phát triển kinh tế vĩ mô. Từ đó, chúng ta cần chú ý đến những khuyến nghị với chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:

  • Nâng cao chất lượng cơ cấu trong ngành công nghiệp. Sự nâng cao này sẽ đi theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu đáng kể. Đặc biệt là đẩy mạnh toàn bộ chất của sản phẩm. Nhất là trong các ngành chế biến cũng như gia tăng giá trị của sản phẩm nội địa. Đồng thời chính là tập trung, phát triển đa dạng ngành công nghiệp. Từ đó, tạo nên nền tảng để giúp cơ sở gia tăng lợi thế cạnh tranh. Mục đích để khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó là chú trọng vào mọi công tác về vấn đề bảo vệ môi trường cũng như phát triển kinh tế bền vững.

  • Tập trung lại toàn bộ cơ cấu cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ. Tập trung toàn bộ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đa dạng các ngành dịch vụ. Những ngành dịch vụ này phải có hàm lượng tri thức tốt và công nghệ hiện đại. Cần phải chú trọng tới bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì và phát huy nét riêng của đất nước. Đây cũng là một trong những phương tiện tốt nhất để quảng bá cho toàn nước trên thế giới.

  • Chính sách của pháp luật cần đổi mới cũng như nâng cao toàn bộ năng lực thực thi của pháp luật. Nhất là đối với những chủ đề pháp nhân của nước ngoài đã và đang hoạt động tại nước Việt Nam. Ngoài ra, cần ban hành toàn bộ quy định về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường. Từ đó để đảm bảo việc phát triển kinh tế bền vững và quản lý tốt toàn bộ vấn đề của quốc gia và ổn định an sinh cho xã hội.

Qua đây, các bạn đã hiểu rõ chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có cái nhìn chân thực nhất về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên toàn thế giới nói chung và thực trạng tại Việt Nam nói riêng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *